Hướng Nghiệp Chọn Ngành Cho Học Sinh Lớp 12
Mùa tuyển sinh năm 2023 sắp đến gần ngoài việc ôn tập và nắm bắt kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT thì đây là vấn đề học sinh lớp 12 lo lắng trong việc chọn TRƯỜNG – chọn NGÀNH nào để phù hợp với năng lực cũng như nhu cầu của xã hội. Cùng Cao Đẳng Thiết Kế Đồ Họa tìm hiểu trong bài viết tư vấn hướng nghiệp sau nhé.
Chọn ngành do sở thích và đam mê.
Đây cũng là một yếu tố quan trọng nhất nhưng lại khó xác định nhất. Vì sao ? vì bản thân con người chúng ta khi làm gì mình thích, làm theo đúng đam mê của mình thì chúng ta mới toàn tâm toàn ý hết mình vì công việc được. Và ngược lại, nếu chúng ta chọn sai thì chúng ta không có hứng học, bỏ bê học hành.
– Sở thích và đam mê nó có liên hệ mật thiết tới tính cách của bạn. Bạn là người trầm tính, ít nói, ngại giao tiếp xã hội thì nên chọn những ngành như báo chí, các ngành thiên về nghệ thuật, nghiên cứu khoa học,… hay bạn là một người năng nổ, cá tính, hoạt bát thì nên thiên về các lĩnh vực kinh tế, MC, các lĩnh vực xã hội,… Bạn là người tỉ mỉ, thông minh, quan sát tốt, phân tích logic nên chọn một số ngành bác sĩ, công an, luật,… Vậy nên tính cách của mình ra sao nên chọn một ngành nghề phù hợp với tính cách của mình đừng làm điều ngược lại nó sẽ tạo nên một khó khăn lớn.
– Vậy làm sao để xác định đâu mới thực sự là ngành phù hợp với mình ? Có một so sánh khá thú vị từ tác giả Quách Đức Anh – Tác giả của quyển Chinh phục đỉnh Phú Sĩ cho câu hỏi này: Để biết một bộ quần áo, một đôi giày có hợp với mình hay không thì mình phải ra cửa hàng thử một vài bộ quần áo, vài đôi giày thì mới biết được mình phù hợp nhất với gì. Công việc ở đây cũng vậy, cũng phải thử thì mới biết mình phù hợp với cái gì. Tuổi trẻ được phép làm một việc mà tuổi già khó có thể làm được, đó là ” được phép làm sai”.
– Tuy nhiên, thực tế thì có rất nhiều bạn ra trường làm trái ngành trái nghề mà mình đã học, không như mong đợi và hình dung của mình. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến như vậy; Do nhu cầu xã hội, do mức cạnh tranh, do khả năng,… Đấy chính là lúc bạn nhận ra cái áo khoác đó hiện tại không còn phù hợp với mình nữa nên tìm cho mình một cái áo khoác, một cơ hội khác cho mình. Một câu hỏi nữa lại đặt ra, làm sao để xác định công việc nào mới hợp với mình? Đó là khi công việc đó làm bạn tập trung, quên ăn, quên ngủ, đốc hết mình vì nó với tinh thần thoải mái.
Chọn ngành do yếu tố gia đình, bạn bè và những người xung quanh.
Thật ra nói về vấn đề chọn ngành học, trường học này không chỉ bản thân người học chọn là được mà có khi còn có sự tác động một phần không nhỏ từ gia đình.
Nhiều gia đình hướng con theo nghề của bố mẹ, theo truyền thống của gia đình: cả nhà làm bác sĩ con phải học bác sĩ, cả nhà làm công an thì con phải học công an, gia đình kinh doanh con cái phải học kinh doanh,… Học xong bố mẹ xin việc cho. Có khi họ sẽ tâng bốc nói toàn cái ưu về cái mình hướng cho con mình học; có thành kiến, chê bai thậm tệ cho cái ngành mình không thích. Và có định kiến con gái thì không được học kĩ thuật, công an, nên học bác sĩ, giáo viên hay kinh tế cho nhàn. Quan trọng là họ phải thực sự lắng nghe con mình hiểu con mình xem sở thích của nó có phù hợp với ngành mình hướng không? Không phải cứ gia đình truyền thống làm gì con mình làm nghề đó, một gia đình có nhiều người giỏi nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ tốt hơn, đa dạng hơn.
Một số trường hợp thì bố mẹ không dừng lại ở việc góp ý mà còn áp đặt, sắp xếp đầy đủ tất cả con họ chỉ phải đi học thôi việc còn lại để bố mẹ lo hết! Cũng hiểu một phần nguyên do là vì bố mẹ lo lắng cho con sợ con mình suy nghĩ chưa thấu đáo, dù gì bố mẹ cũng là một người đã từng trải.
Tuy nhiên, theo mình thì các bậc phụ huynh chỉ nên lắng nghe con mình muốn gì, góp ý, phân tích để con mình có thêm thông tin để chọn đúng, nên tôn trọng quyết định của con thay vì mình tự vẽ nên cuộc đời cho nó. Nếu bố mẹ can thiệp quá sẽ xảy ra hai trường hợp: Một là, nó sẽ thực hiện theo lời bố mẹ để bố mẹ hài lòng nhưng sau này nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học hành, tính cách, cuộc sống của con, … Hai là, sẽ dẫn đến một số hệ quả thương tâm như: con cái trầm cảm, cãi láo bỏ nhà đi, nghiêm trọng nhất là tự tử. trong cuộc sống hằng ngày chắc hẳn các bạn đã thấy có nhiều trường hợp như vậy. Sau tất cả thì bố mẹ có hối hận cũng đã muộn màng.
Đố với các bạn học sinh: các bạn không nên quyết định một cách liều lĩnh, khi chưa hiểu cũng như không biết gì về nó mà cứ mình thích thì mình chọn ĐỖ thì tính sau. Các bạn 2k2 nhớ nhé các bạn vẫn nên tham khảo ý kiến mọi người, tìm hiểu xã hội, mọi ý kiến góp ý, để bản thân thực sự có đủ hành trang bước vào việc đăng kí. Trong trường hợp bố mẹ bạn như phía trên thì bạn hãy một lần ngồi lại nghiêm túc nói cho bố mẹ bạn hiểu mong muốn cũng như các định hướng sắp tới của bạn là gì để họ hiểu thay vì cưỡng chế chống lại nha.
Chọn ngành dựa vào khả năng học của các bạn
Thật ra chỉ đam mê với yêu thích không đủ, bạn phải xét thêm khả năng, học vấn của bạn nữa. Nếu bạn thích một ngành thấy nó phù hợp với tính cách của bạn nhưng điểm thi đầu vào ngành đó lại rất cao so với khả năng của bạn thì bạn xử lí ra sao?
Thứ nhất: Bạn phải khoanh vùng xem có bao nhiêu trường có ngành bạn thích ở gần khu vực bạn ở. Các trường này điểm thi đầu vào ngành bạn thích sẽ khác nhau, thấy khả năng của mình đúng tầm với điểm của trường thì đăng kí nhé!
Thứ hai, bạn nên chọn một phương án đề phòng, dự bị. sở thích thứ hai của mình, nếu bạn chỉ trăm trăm chỉ chọn ngành mình thích đăng kí vào mấy trường khác nhau nhưng năm đó điểm mấy trường đều cao bạn khả năng không trúng một trường nào rất cao. Vậy nên bạn nên chọn thêm một số ngành có liên quan đến ngành mình thích điền vào tờ đăng kí.
Để biết khả năng mình có đủ vào ngành đó hay không bạn nên dựa vào điểm chuẩn của ngành đó trong năm gần nhất và khả năng điểm số của mình trong những lần thi thử. Đó là cách xác định sát nhất. Không nên mạo hiểm đăng kí các trường top, ngành hot khi điểm của mình thấp.
Thực tế, một số bạn khi thi trượt ngành mình thích các bạn lựa chọn một trường CĐ, Trung cấp hoặc trường nghề, du học,… đây cũng là các phương án mấy năm gần đây giới trẻ hay chọn. Mỗi cái nó đều có ưu nhược điểm khác nhau.
Chọn ngành do nhu cầu nhân lực xã hội
Đây là yếu tố khó xác định nhất. vì nó là việc của 3,4 năm học xong làm sao ai đoán được.
Các bạn hãy tìm ngành mình thích, ngành phù hợp với mình. không tìm được ngành mình thích, một số bạn chọn ngành hot hit hiện tại, để học nếu may mắn mấy năm sau ngành này vẫn còn hot thì sự cạnh tranh sẽ ít hơn, cơ hội tìm việc sẽ nhanh hơn so với ngành khác, còn nếu không còn hot thì việc một số bạn làm trái ngành trái nghề cũng là việc nên hiểu.